5 bước trồng lan hài hiệu quả giúp cây bén rễ nhanh, ra hoa chuẩn Tết

Chủ nhật - 01/09/2024 00:04
Trồng lan Hài ra hoa không hề khó như mọi người vẫn nghĩa. Và thực tế cũng không cần thiết phải chuẩn bị quá nhiều thứ cầu kỳ, phức tạp đâu. Bài viết này sẽ giới thiệu đến bạn toàn bộ kỹ thuật trồng và chăm sóc lan Hài một cách chi tiết, đơn giản và dễ hiểu nhất.
Nội dung

1. Kỹ thuật chọn giống

Lan hài có thể được trồng từ hạt hoặc là trồng bằng cây giống. Tuy nhiên chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng cây giống vì tỉ lệ thành công sẽ cao hơn và cũng dễ chăm sóc hơn so với hạt rất nhiều.
Trồng lan hài từ cây giống đem lại tỷ lệ thành công cao

1.1 3 lý do bạn không nên sử dụng hạt

  • Hạt khó nảy mầm trong môi trường tự nhiên: Hạt lan hài không giống những loài khác, chất dinh dưỡng chứa trong vỏ hạt rất ít. Vì vậy nên hãy cẩn thận vì có khi bạn chưa kịp làm gì thì nó đã "nghẻo củ tỏi" rồi không biết chừng.
  • Tình trạng hạt thất thường: Có một điểm đặc biệt khó chịu ở loài này đó là hạt của chúng sẽ tự nhiên rơi vào tình trạng ngủ bất kỳ lúc nào. Không ai có thể biết được hạt như nào thì ngủ hạt nào sẽ thức. Và đương nhiên nếu hạt của bạn "đang ngủ" nó không thể làm những việc khác giống như nảy mầm được.
  • Ánh sáng: Một số giống lan Hài nếu không để ra sáng sẽ không thể nảy mầm. Nhưng phần lớn loài còn lại, nếu hạt giống "ăn sáng" quá nhiều thì liền gây hiện tượng "ức chế nảy mầm" và khiến hạt đi vào tình trạng ngủ.

1.2 Những điểm cần chú ý để lựa được cây giống tốt

  • Rễ cây: Rễ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của lan Hài con. Hãy để ý những cây nhiều rễ khi chọn mua, đảm bảo Hài con nhà bạn mang về có thể phát triển tốt.
  • Lá: Lá hài giống nhìn vào cần tươi, sạch sẽ và không bị dập nát, bẩn thỉu. Việc này thể hiện một cây giống khoẻ mạnh, hạn chế tối đa việc bị mắc bệnh trước cả khi được trồng.
Chọn cây giống chuẩn đẹp
  • Thời điểm mua giống: Thời điểm đẹp nhất cho các bác đó là mua trước mùa hoa 1 - 2 tháng, vừa dễ trồng, vừa được chơi hoa luôn. Mùa hoa vào tháng nào thì còn tuỳ vào giống Hài mà bác trồng nhé nhưng đa phần Hài sẽ nở gần tết
  • Uy tín nhà bán: Bạn nên lựa chọn một nhà vườn bán lan có địa chỉ rõ ràng, có bảo hành và cho phép mình lên tận nơi xem giống. Tránh trường hợp mua phải hàng "đầu dê thịt chó" bạn nhe.

2. Kỹ thuật chọn chậu 

2.1 Chậu cần đảm bảo điều gì?

Đối với một chậu lan thì việc quan trọng cần đảm bảo đó là giữ cho tất cả các giã thể trong chậu được ẩm, thoáng khí. Còn thực tế mỗi loại chậu sẽ có ưu nhược điểm khác nhau, nên chọn loại nào thì còn tuỳ vào loại cây bạn trồng.

2.2 Chậu trồng lan Hài có cần sâu không?

Với những cây lan hài có nguồn gốc từ Việt Nam thì đáy chậu không cần sâu đâu vì dễ của chúng không hề bành trướng. Còn đối với những giống đến từ nước khác thì việc bạn cần làm là để ý dễ của cây lan mẹ.

2.3 Chậu có cần to không?

Chậu trồng lan Hài không cần to. Thực tế là khi trồng còn ghép 2 - 3 gốc hài vào chung một chậu, nhằm đảm bảo cho cây có diện tích vừa phải.

2.4 Gợi ý những mẫu chậu lý tưởng cho việc trồng lan Hài

Đối với nhà vườn của mình thì tôi trồng chúng bằng chậu cam đất nung như hình bên dưới.
Chậu đỏ đất nung rất thích hợp cho việc trồng lan Hài
Chậu có độ sâu vừa phải nên dễ cấp ẩm cho giá thể. Lại vô cùng thoáng bên hông, thành ra thoát nước dễ, tháo muối cho cây cũng dễ.

3. Cách chọn giá thể phù hợp

Hiện nay, giá thể trồng Hài vô cùng đa dạng, mỗi loại sẽ có ưu và nhược điểm riêng. Vì vậy nên tôi không thể đề xuất ra một loại "chất trồng lan" phù hợp với tất cả các cá thể của loài Lan Hài được.
Chọn giá thể phù hợp
Tuy nhiên có một chung nguyên tắc để lựa chọn giá thể cho tất cả các loài lan, cũng là cái mà tôi có thể chia sẻ tại đây cho bạn đó là: "Giá thể lan cần thoáng khí, ẩm và cân bằng nhiệt tốt."
  • Đối với những dòng Hài ưa khô (như Kim Dalak): bạn hãy cân nhắc những giá thể to, kích thước lớn một chút ví dụ như các loại vỏ cây.
  • Đối với dòng ưa ẩm (như Hài Vệ cảnh, Hài Henry) thì bạn hãy ưu tiên các giá thể có kích thước nhỏ kiểu như rêu hoặc dớn, chúng sẽ giữ ẩm cho cây tốt hơn.
  • Trước khi trồng, hãy nhớ mang giá thể trồng đi luộc hoặc ngâm với dung dịch nước vôi trong để chống nấm mốc nhé.
Để tìm hiểu các nội dung chi tiết hơn cho từng loài lan Hài, thì bạn hãy liên hệ với Vườn Lan Khánh Nguyễn, chúng tôi sẽ trực tiếp tư vấn hỗ trợ bạn.
Gợi ý một số loại giá thể kích thước lớn cho lan Hài:
  • Vỏ thông lớn
  • Vỏ thông vừa
  • Vỏ sao
Gợi ý một số loại giá thể kích thước nhỏ hơn cho lan Hài:
  • Vỏ thông nhỏ
  • Dớn
  • Rêu rừng
  • Mùn cưa
  • Xơ dừa
  • Xỉ tổ ong
  • cát

4. Xử lý giống trước khi trồng

Bước 1: Cắt tỉa phần bị hỏng

Những phần bị hỏng dễ mang bênh, gây ảnh hưởng đến những cây khác và năng xuất của chính cây đó. Hãy cắt bỏ chúng rồi để vết cắt từ 1 - 2 giờ cho nó khô lại.
Cần cắt tỉa phần thừa, phần thối trên lan trước khi đem trồng

Bước 2: Ngâm dung dịch kích rễ

Để kích rễ thì có nhiều cách, bạn có thể mua những chế phẩm có sẵn hoặc cũng có thể tự pha. Nếu bạn tự pha dung dịch thì Atonik cộng với B1 là gợi ý cho bạn.

Hoàn thành bước này là một nửa chặng đường trồng lan nhiều hoa của bạn đã đi qua ròi đó.

5. Các bước tiến hành trồng

Các bước trồng loài lan này đơn giản và dễ làm hơn nhiều so với những dòng khác.
  • Bước 1: Bạn cần trộn đều các giá thể lại theo tỉ lệ bằng nhau
  • Bước 2: Đổ giá thể đó vào chậu lan, khoảng 1/2 chậu
  • Bước 3: Sau đó thì đưa giống lan Hài đã được xử lý xuống, giống giữ thẳng đứng 90 độ
  • Bước 4: Lấp giá thể vào phần chậu còn lại.
  • Bước 5: Rải một chút phân tan chậm lên gốc.

6. Chăm sóc cây sau khi trồng

Điều kiện sống của cây sau khi trồng vô cùng quan trọng. Nó đảm bảo việc lan Hài sẽ phát triển tốt, không sâu bệnh và đặc biệt có cho hoa được hay không.

6.1 Nhiệt độ

Lan hài có 2 loại cơ bản là lan Hài xanh quen sống ở cùng khí hậu lạnh và lan Hài đốm quen sống ở khu vực khí hậu ẩm - nóng.
  • Đối với Hài lá xanh, bạn cần phải đảm bảo điều kiện nhiệt độ từ 24-27oC vào ban ngày, khoảng 16oC vào ban đêm.
  • Đối với Hài lá đốm thì nhiệt độ cần thiết cho cây là 22oC ban ngày & 12oC ban đêm
Sự khác nhau giữa lan Hài đốm và lan Hài Xanh
Tuy nhiên mùa hè ở Việt Nam nhiệt độ khá gay gắt, những lúc nóng >35oC thì bạn cần phải chống cháy ngay cho cây bằng cách tăng độ ẩm và độ thoáng gió nha.
  • Tăng độ ẩm thì có thể tưới nước
  • Tăng độ thoáng là mang cây ra nơi bóng râm thoáng mát thay vì để trong lồng kính hoặc trong nhà.

6.2 Điều kiện ánh sáng 

Có thể bạn chưa biết, lan Hài Khác với phong lan, đa số các loài Hài đều được tìm thấy ven các khu rừng rậm nên chúng không cần nhiều sáng.
Nơi sống của lan hài
Bạn nên để cây ở những vị trí như trong nhà, hoặc nơi gần cửa sổ, hoặc dưới dàn che lưới đen. Tuyệt đối không để cây dưới ánh sáng mặt trời. Bởi vì ánh sáng quá mạnh cây sẽ dễ bị cháy, nhưng không sáng thì cây lại không ra được hoa.

6.3 Nước và độ ẩm

Lan Hài "chỉ chết vì khô chứ không bao giờ chết vì ẩm" vì nó là loài cây mà thân không có khả năng trữ nước.
Khi trồng Hài, bạn nhất định phải đảm bảo điều kiện môi trường luôn ẩm cao (từ 70 - 80%) bằng cách tưới nước đều đặn.
Tưới phun sương trên lá để giữ độ ẩm cho cây
Cách tưới nước:
  • Sau khi vừa trồng xong, bạn chỉ nên tưới phun sương trên lá để giữ ẩm cho cây.
  • Khi chồi mới của cây phát triển tốt rồi thì mới tưới đều trở lại, cụ thể là tưới 1 - 2 lần trên tuần.
  • Thời điểm tưới mỗi buổi sáng là tốt nhất (vì buổi trưa dễ làm cháy lá cây).
Chú ý: có thể tăng giảm số lần tưới cho phù hợp với môi trường xung quanh nhà bạn hoặc điều kiện khí hậu từng mùa. Nếu mùa hè có thể tưới nhiều lên, mùa đông thì tưới ít đi kiểu vậy.

6.4 Chất dinh dưỡng

Giai đoạn cây sinh trưởng: Sử dụng cơm mẻ với nấm men để bổ sung chất dinh dưỡng cho lan Hài, nếu cần thiết thì rải chút phân tan chậm cho cây. Làm cầu kỳ như những nơi khác hướng dẫn vừa thừa thãi lại vừa có hại cho cây.
Khi cần kích hoa:
  • Lân sẽ đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn này, quyết định thành bại của việc ra hoa.
  • Hãy bón NPK có hàm lượng Lân cao cho cây, cụ thể là NPK 10 - 20 - 10, chậu cây nhà bạn đảm bảo "bung lụa" đúng dịp tết.
Chú ý: Mùa hè nên tưới nhiều phân cho lan hơn mùa đông, cụ thể là 2 - 3 lần mỗi tháng, mùa đông thì giảm đi 1 - 2 lần.

6.5 Các bệnh thường gặp

Ở lan Hài đa phần các bệnh thường gặp nguyên nhân gây ra do nấm về Vi khuẩn. Tiêu biểu là 2 thứ bệnh sau:
Bệnh thối mềm nhũn
Ở bệnh này khu vực lây nhiễm sẽ chuyển sang màu vàng nâu, mềm nhũn, có thể tạo nên những vết như phỏng rộp.
Bệnh có thể bắt đầu bị ở cổ hoặc đầu lá. Có khả năng lây lan rất nhanh, thường là do côn trùng nên các nhà trồng lan phải hết sức cẩn thận.
Bệnh thối nhũn
Bệnh đốm đen cháy lá
Ở bệnh này, cây xuất hiện một đốm đen ở phần cuống là, sau đó nó lan dần lan dần và một ngày đẹp trờ thì lá sẽ rụng hết.
Bệnh đốm đen cháy lá
Cả 2 loại bệnh này đều do nấm và vi khuẩn gây ra nên bạn có thể đuổi hết chúng đi bằng cách pha thuốc Anvil (thuốc trừ nấm) cùng một loại đặc trị vi khuẩn phun đều lên cây. Đảm bảo nấm mốc vi khuẩn sẽ chạy đi hết.

Hi vọng bài viết hướng dẫn cách trồng lan Hài đã đủ chi tiết và dễ hiểu. Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng từ bạn để bài viết ngày càng hoàn thiện hơn và để ngày càng có nhiều người chơi Hài hơn, chăm sóc và bảo tồn loài cây này .
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây